...:Fam [A7] ver.2:...
Chào mừng bạn đã đến với Fam [A7]- một forum hoạt động với tiêu chí chia sẻ kiến thức học tập và giải trí lành mạnh! Nếu bạn thích hãy tham gia với tụi mình nhá! Chúc bạn lun vui vẻ

-‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’-
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
...:Fam [A7] ver.2:...
Chào mừng bạn đã đến với Fam [A7]- một forum hoạt động với tiêu chí chia sẻ kiến thức học tập và giải trí lành mạnh! Nếu bạn thích hãy tham gia với tụi mình nhá! Chúc bạn lun vui vẻ

-‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’- -‘๑’-
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
...:Fam [A7] ver.2:...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  MuzikMuzik  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Collapse_tcat
Demo.8forum.biz

Share|
Tiêuđề

[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp

Ặc-min
VIP CallBoy
Ặc-min

Nam
Tổng số bài gửi : 742
Age : 32
Đến từ : trên trời mới rớt xuống !
Điểm thưởng :

[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100 / 100100 / 100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Right_bar_bleue

Registration date : 07/08/2008

Năng Lượng
Năng Lượng:
[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100/100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Empty_bar_bleue  (100/100)

Bài gửiTiêu đề: [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) I_icon_calendarThu Sep 04, 2008 1:43 pm

Khắp làng Kông-hoa nhà nào cũng lũng mái. †n lần ăn hồi chắc hết cả mái nhà. †n chưa hết bữa, Núp đã lầm lì bỏ đi. Mẹ nhìn theo, rồi nhìn Liêu. Núp đi đến tối cũng chưa về. Anh đi từng nhà, từng bếp. Tới đâu, Núp cũng chỉ nói một câu:

-†n tro tranh, khổ lắm. Tôi cũng biết khổ. Nhưng ăn tro tranh khổ một đời mình thôi. Còn ăn muối Pháp khổ hết đời mình, đời con mình khổ nữa, đời cháu mình khổ nữa... Bây giờ đi lẻ tẻ từng bếp, không ai phản đối. Núp nói rồi, mọi người vẫn ngồi im, ráng nuốt một bụm tro tranh, nuốt không đi hết, phải nín hơi, nuốt nữa, mặt đỏ, gân ở cổ nổi lên... Núp đi nói ba ngày. Ngày thứ hai có thêm bok Pa và Xíp đi. Ngày thứ ba có thêm bok Sung đi. Ngày thứ tư, cả làng họp. Bok Pa đứng ra hỏi:

-Nhà ai Núp cũng nói nhiều rồi. Bây giờ có người muốn theo Núp, theo tôi, đốt cái làng này, chạy vô núi Chư-lây, tìm chỗ khác, đất cao hơn, tốt hơn, có đá, làm làng, đánh Pháp, chờ muối Bok Hồ. Có người muốn phân tán về các làng Ba-lang, Kông-mi, Đê-ta, Ta-lung đi làm xâu cho Pháp. Ai muốn đi vô núi Chư-lây?

Im lặng. Con chim phí đậu trên mái nhà rông ngơ ngác nhìn, rồi sợ hãi cất cánh bay vụt. Một bàn tay già cằn cỗi, năm ngón xương xẩu, dài và gầy như một que củi khô, từ từ đưa lên: bok Sung. Hai người giơ tay: Xíp, bàn tay đen, gân guốc. Tiếng bok Sung nói, chậm rãi, lề rề:

-Tôi biết như anh Núp nói đấy: đi vô núi khổ lắm, nhưng cái bụng còn sướng. Đi làm xâu à? Không được. Làm xâu thì không khi nào gặp ông Dũng, anh Cầm, bộ đội Bok Hồ nữa... Kông-hoa không đi làm xâu đâu... Ba, bốn, năm, sáu... người lần lượt giơ tay: mai Diêu, mai Du, em bé Tun, bok Sring, đê Hang... Tay đưa lên mỗi lúc một đông. Những bàn tay trắng và thon, những bàn tay đen và to. Đặc biệt có một bàn tay nhỏ xíu cố đưa lên thật cao, nhưng vẫn lút giữa đám tay mỗi lúc một đông, càng đông càng chắc chắn. Bàn tay nhỏ đó là của Tun. Một loạt nói lên:

-Chúng tôi đi theo anh Núp. Núp đếm: chín mươi người. Còn bốn mươi người không đưa tay, từ ngày mai sẽ phân tán vào các làng, chịu đi xâu cho Pháp. Chín mươi người. Đi đầu là bok Pa. Họ mang rìu, rựa, gạo, một ít quần áo. Lên một dốc cao của dãy núi Chư-lây, tất cả dừng lại, nhìn xuống. Dưới chân núi, làng Kông-hoa đang bốc cháy. Chính họ đã tự đốt làng trước khi ra đi.

-Lửa ơi, mày ăn hết cái làng đi, đừng cho thằng Pháp tới ở đây... Chiều sẩm, đi tới một con suối. Các ông già làng nói:

-Suối này tên là suối Bông-pra. Chỗ này tốt, giàng cho làm làng được, có chỗ coi Pháp, đi xa cũng thấy, đánh được Pháp. Tất cả đặt gùi xuống. Núp đứng nhìn về phía làng cũ.

Gió buổi chiều thổi lên mùi thơm của cây rau ban-lo trộn lẫn mùi đất ướt của những rẫy ven suối lớn Đất-hoa. Không hiểu sao, Núp nghe trong hai mí mắt ướt rồi hai dòng nước mắt khe khẽ len ra đuôi con mắt, chảy dài xuống, vòng quanh trên hai gò má đen sạm vì nắng, nhọn lên vì đói muối. Núp biết từ hôm nay làng Kông-hoa mới thật là bắt đầu chống Pháp, khó khăn, khổ sở đây. Chín mươi người đã theo Núp đốt làng leo núi lên tới chỗ này. Trước nay Núp thương lũ làng chưa nhiều, Núp làm việc chưa nhiều, bây giờ Núp phải thương lũ làng nhiều nữa, làm việc nhiều nữa...


Hãy cảmơn bài viết của Ặc-min bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

https://fama7.forumvi.com

Ặc-min
VIP CallBoy
Ặc-min

Nam
Tổng số bài gửi : 742
Age : 32
Đến từ : trên trời mới rớt xuống !
Điểm thưởng :

[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100 / 100100 / 100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Right_bar_bleue

Registration date : 07/08/2008

Năng Lượng
Năng Lượng:
[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100/100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Empty_bar_bleue  (100/100)

Bài gửiTiêu đề: Re: [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) I_icon_calendarThu Sep 04, 2008 1:43 pm

III

Những đêm mưa to gió lớn, đốt lửa ngồi trong nhà rông, bok Sung thường kể cho con cháu nghe những câu chuyện về núi, rừng, trời, đất, sông, nước. Tất cả những thứ đó, bok Sung kể, không phải là vô tri vô giác đâu. Khi bình thường nó hiền lành. Núi rừng thì có mật ong, có cây gỗ làm nhà, sông suối thì đem nước cho người uống, đem cá cho người ăn, và nước khi chảy mệt dừng lại nghỉ chân ở các bến có cây to thì trong lắm, chỉ ngồi trên hòn đá nhúng hai chân xuống cũng đủ mát lạnh cả người. Gió thì như anh chàng suốt lúa ăn no rồi cầm ná đi săn trong núi, khi thì chạy mau khi thì đi rón rén, rình mò từng gốc cây, nói thì thầm, sợ con thú rừng nghe nó chạy mất. Đá thì lười biếng, quanh năm nằm ì một chỗ, không muốn đi đâu...

Nhưng cũng có khi trời đất tức giận, không biết giận cái gì. Nước to lên, chảy ào ào dưới suối, có khi chạy tuốt lên rẫy, lôi cả cây, cả lúa, cả người ném xuống sông Ba. Gió gầm như con cọp chạy ầm ầm, gặp cái gì cũng xô ngã, bẻ gãy cây to bốn, năm người ôm, xô cả nhà, cả người ta. Nhưng khủng khiếp nhất là đá giận. Đá giận thì đá chạy! Khi nhỏ, bảy tám tuổi, Núp thấy đá chạy một lần rồi. Thật là ghê gớm. Suốt đêm đó, gió và nước nổi giận trước. Tảng sáng hôm sau, hơi đỡ một chút. Gió mệt chạy chậm. Mưa nhỏ dần. Tự nhiên trên đỉnh núi Chư-lây tảng đá to nhất nổi giận. Trước tiên, nó xô mấy miếng đất dưới chân nó ra. Nó chuyển mình, rồi bất thình lình nó lật ngược và vụt chạy xuống núi. Nó chạy mau không thể cái gì chạy theo kịp. Nó bẻ gãy hết cây nào cản đường nó. Gặp con thú, nó đấm một cái, con thú chết bẹp ngay. Đến giữa đường, gặp đá bạn, đá con, nó thúc mỗi đứa một cái, tất cả đá ùa nhau chạy theo nó. Thôi thì cả núi rừng rung lên ào ào, đất thành khói đỏ bay mù mịt. Đồng bào sợ quá, rú lên, chạy vô trốn trong nhà. Các ông già làng nhiều kinh nghiệm, kêu lên:

-Đá chạy! Đá chạy! ố! ố! Trốn trong nhà không được đâu. Chạy ra suối hết, mau lên!

Đồng bào núp hai bên bờ suối, sợ run cả người lên. Các em bé có đứa chết ngất đi. Tới chân núi, đá không chạy nữa, nó nhảy lung tung vào trong làng. Có hòn nhảy ào ngay vào nhà rông, phá bể hết hàng chục ché rượu một loạt, có hòn nhảy vào trong nhà rẫy, bắn lúa văng lung tung ra ngoài. Những hòn cuối cùng nhảy phùm xuống suối, bắn nước lên tung toé, rồi từ đó... nằm ì đó, không chịu đi đâu nữa, để cho lũ rêu tới đóng xanh rì... May thay, lần đó đá không trúng người nào, chỉ chết năm con trâu, tám con heo, bốn con gà... Làm làng ở Bông-pra được một tháng, phát rẫy xong rồi, Núp đi coi kỹ lại cái núi, tìm chỗ đánh Pháp cho tốt. Anh leo lên một cái dốc cao có nhiều đá cheo leo. Không có muối ăn, leo dốc mệt đứt hơi, hai đầu gối muốn rụng mất. Núp gắng hết sức, leo lên được một hòn đá mát, ngồi nghỉ, nhìn xuống. Anh nhớ câu chuyện đá của bok Sung.

-Đúng rồi, đá của đất nước mình, mình phải nói cho đá tức Pháp, đánh Pháp mới được. Núp cố đi bê một hòn đá to lên đầu dốc, rồi mệt lả, hai con mắt xanh lét, Núp thả cả hai tay cho hòn đá chạy xuống chân núi. Đá chạy đúng theo đường mòn, vừa chạy, vừa nhảy.

-Tốt quá rồi, chắc chết thằng Pháp rồi.

Bữa đó Núp leo dốc thấy mạnh hơn, vui hơn. †n cơm, anh nuốt tro tranh không nghẹn cổ. Anh đi tìm Xip, hai anh em ra đứng ở đầu làng nhìn xuống. Bông-pra ở trên một khoảng đất bằng giữa núi cao. Phía dưới rừng xanh thẳm hẳn xuống, xa quá, ngó không thấy tới đâu hết. Núp nói:

-Để đá cho đông ở chỗ này. Pháp dưới đó đi lên. Mình xô đá một cái, đá chạy xuống, chắc thế nào cũng bể đầu Pháp. Tối đem ý kiến hỏi già làng, già làng đồng ý. Hỏi thanh niên, thanh niên cũng đồng ý. Ngày sau Núp dẫn một số thanh niên vô núi đốn tre, đan một tấm mê thật to, thật chắc. Đánh dây rừng làm bốn dây treo thật tốt. Rồi đi khiêng đá to bằng cái đầu, bằng con heo bỏ vào mê, treo lên một cây cao đầu dốc Bông-pra. Đầu tấm mê cột một sợi dây dài. Núp ngồi trong bụi, cầm dây giật mạnh. Cả mê đá nghiêng hẳn về một bên, đá xô nhau nhảy ra, chạy ào ào xuống dốc. Cả làng kéo ra xem thử, thấy tốt quá reo lên:

-úi dà! Lần này chắc Pháp chết không thấy cha, thấy mẹ rồi. Chắc người Ba-na chờ muối Bok Hồ được rồi. Làm được bẫy đá đầu tiên, lũ làng làm chông, làm mang cung càng hăng hơn. Đường mòn chừa cho đá chạy, hai bên đường toàn cắm chông. Chín mươi người Kông-hoa người nào người nấy con mắt xanh, cái má hóp, nhưng cứ đi theo Núp, rào cái làng Bông-pra lại. Phải làm như thế mới chờ được muối Bok Hồ.

* * *


Hãy cảmơn bài viết của Ặc-min bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

https://fama7.forumvi.com

Ặc-min
VIP CallBoy
Ặc-min

Nam
Tổng số bài gửi : 742
Age : 32
Đến từ : trên trời mới rớt xuống !
Điểm thưởng :

[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100 / 100100 / 100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Right_bar_bleue

Registration date : 07/08/2008

Năng Lượng
Năng Lượng:
[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100/100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Empty_bar_bleue  (100/100)

Bài gửiTiêu đề: Re: [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) I_icon_calendarThu Sep 04, 2008 1:43 pm

Tháng tư ở Bông-pra chị Liêu đẻ đứa con đầu lòng. Anh Núp đang đi tìm cá ngoài suối, nghe người làng nói tin, bỏ quên cái rựa trên hòn đá, chạy ngay về nhà, coi mặt con thử.

-Có giống cha, giống mẹ không? Hai cái chân cứ muốn đi mau, về tới nhà chưa kịp leo lên thang, nghe tiếng con khóc rồi, mừng quá muốn chảy nước mắt. Núp nắm tay con, bàn tay của cha đen, to, bàn tay của con nhỏ, trắng. Ngó bàn tay con, Núp cười miết:

-ạ! Nhỏ quá, nhỏ quá! Anh thấy nó giống anh, nhưng không biết nó giống chỗ nào. Tốt quá, tốt quá, con lớn lên chắc đất nước vui hơn bây giờ rồi, có muối cho con ăn rồi... Núp bỏ làm rẫy một buổi, ở nhà với con. Chiều ra rẫy, chặt miết đến tối đen, ngó lại tưởng có hai người nữa cùng chặt với mình, sao hôm nay mình chặt mau thế, nhiều thế... Tất cả rẫy trong làng cũng đang đốt, chuẩn bị tỉa lúa. Trời nắng tốt lắm. Đốt rẫy xong, nguội tro, cuối tháng tư tỉa lúa xuống, tháng năm trời mưa thì vừa. Lúa được mưa đầu sẽ cao và chắc hạt. Tháng chín có lúa ăn và nghỉ, đi săn, đi chơi cho đến tháng ba sang năm mới đi làm lại. Nhưng đêm đó, mới đầu tháng tư, trời mưa to. Con ếch kêu inh ỏi. Nước suối lớn lút hết đá hai bên bờ. Con chim không đi ăn được. Người Kông-hoa ngồi trong nhà nhìn trời, thúng giống để sẵn một bên đó, con mắt lo, có màu vàng:

-Trời làm đói rồi! Hết năm ngày mưa, đi coi lại cái rẫy. Thôi rồi. Rẫy mới đốt, gặp mưa sớm, chồi non mọc lên lung tung, chiếm hết đất, không còn chỗ tỉa một hột lúa. Rẫy nhiều đá, chồi non ít mọc, còn tỉa được ít lúa bắp. Rẫy ít đá, không còn chỗ trống. Chồi non màu xanh, mạnh như những cây đinh, đâm ngược lên đầy rẫy. Phải bỏ thôi. Cả làng hai mươi bếp, làm ba chục cái rẫy, phải bỏ hết hai chục cái, chỉ còn mười cái xấu xấu. Rẫy trồng bông cũng không ra trái, trụi lá rồi khô. Tháng chín Kông-hoa bắt đầu đói. Nhà Ghíp đói trước tiên. Ghíp làm biếng nhất trong làng. Lũ làng nói:

-Ghíp làm biếng như hòn đá. Trong làng có ai làm biếng quá thì nói:

-Mày làm biếng như Ghíp. Tháng mười một, mười hai, tháng giêng, hai lũ làng đi bắt cá, đi săn nai. Ghíp ưng đi theo lắm, mang cái kèn theo thổi. Đến tháng ba, tư, năm, sáu, bảy, tám, chín lũ làng đi làm rẫy, Ghíp cũng lẩn vẩn mãi ngoài suối bắt cá, đi lên núi tìm con nai. Mẹ la quá, Ghíp cũng phải đi ra rẫy, nhưng ra chỉ ngồi coi, nói chuyện với lũ con gái, thổi kèn ò e. Mẹ Ghíp la:

-Mày là cái kèn hay sao, Ghíp? Ghíp nhe răng cười. Ghíp hát cũng hay, đờn cũng hay. Nhưng lớn hung rồi vẫn chưa có vợ. Lũ phụ nữ nói:

-Lấy Ghíp đói chết cả hai vợ chồng. Có con chết cả con! Bây giờ Ghíp đói trước rồi. Ngồi buồn thiu. Cũng không muốn đi vô núi đào củ mài, kiếm rau ăn đỡ. Cũng không muốn đi mượn lũ làng, mắc cỡ lắm. Núp hỏi:

-Đói chưa? Ghíp nói:

-Chưa đói, mệt thôi.

-Làm gì mệt? Ghíp thở dài:

-Không biết! Hai con mắt Ghíp hơi lồi ra, bây giờ lồi hung. Bốn phía sâu xuống. Đầu tóc quăn to ra, ngó cái tóc to hơn cái mặt. Hỏi hai ba lần cũng nói:

-Chưa đói... không biết!... Trong làng chỉ còn nhà Núp, nhà bok Pa, mai Du, bok Sung làm rẫy giỏi, còn lúa khá, đủ ăn chừng một hai tháng nữa. Núp nói với mẹ:

-Phải cho Ghíp ăn, đói hung rồi. Mẹ ngó chị Liêu:

-Còn sáu tháng nữa mới có bắp. Cho nó, lấy gì Liêu ăn, lấy gì con mày ăn?

Núp ngồi nhìn con, buồn lắm. Bok Hồ dạy làm rẫy tốt, ăn no mới đánh thắng được Pháp. Sao mình làm rẫy không tốt, không đúng lời Bok Hồ. Bok Hồ nghe lũ làng đói, chắc Bok buồn lắm. Bụng Núp muốn nghe lời Bok Hồ lắm chớ. Năm nay Núp đã làm bốn cái rẫy to. Nhưng ông trời mưa sớm thế, biết làm sao. Muốn làm sớm hơn để tránh mưa cũng không được đâu, người già làng không cho đâu. Làm sớm sợ giàng bắt đau chết, giàng bắt đói, biết làm sao? Núp ăn toàn rau rừng, măng le, nhường gạo nấu cháo cho Liêu và mẹ ăn với tro tranh. Núp không sợ mình đói đâu. Nhưng Núp sợ Liêu đói, mẹ đói, thằng Hờ Ru mới đẻ nó cũng đói. Núp nói:

-Thôi, cũng phải cho Ghíp ăn. Bây giờ đang đánh Pháp, để người chết đói không được đâu. Mai mốt tôi đi vô trong rừng đào củ mài, bẻ rau ăn cũng được. Mẹ hỏi:

-Sao không nói cho Ghíp đi đào củ mài, bẻ rau mà ăn.

-Bây giờ nó đói quá, đi chưa được đâu. Phải cho nó ăn, mai mốt nó khá, nó đi được, chỉ cho nó đi đào củ mài.

Núp đem cho Ghíp bốn lon gạo... Đói càng ngày càng nặng. Cả ngày không còn ai trong làng. Ba bốn người từng tốp đi lang thang trong rừng, tìm củ mài, tìm rau, tìm lá cây ăn. Mấy năm trước, đói còn chịu được. Năm nay không có muối, rau ăn nuốt cũng không đi. Củ mài ở gần đào hết rồi. Rau gần cũng bẻ hết rồi. Phải ăn lá cây, phải đi vô trong rừng xa, ăn cả tre lồ ô non. Gạo nhà Núp đáng lẽ ăn hai tháng mới hết, nhưng cho Ghíp, cho lũ làng đói, cho con nít, mới một tháng đã gần hết rồi. Mẹ Núp đói ăn rau có bữa say muốn chết. Liêu đói, cõng con không nổi. Con khóc miết... Nhưng lo nhất là lũ thanh niên đói bỏ đi tìm ăn hết, chòi gác trên đầu núi không còn ai coi nữa. Còn ít gạo, Núp, bok Pa phải đem cho thanh niên ăn, đi coi mang cung, chông, bẫy đá. Suốt ngày Núp leo lên ngồi trên chòi gác, coi chừng Pháp. Thằng bé Tun rất thương Núp. Nó cũng leo núi, lên ngồi bên Núp. Cả hai ngồi nhìn xuống phía chân núi, thấy con suối Đất-hoa lấp loáng chảy quanh co. Núp đưa một ngón tay chỉ cho Tun:

-Làng mình trước ở chỗ có cái chòm tranh màu xanh lợt đó. Tun hỏi:

-Khi nào mình mới về đó?

-Khi nào mình mạnh hơn bây giờ nhiều. Còn lâu lắm, Tun ạ.

* * *




Được sửa bởi Ặc-min ngày Thu Sep 04, 2008 1:58 pm; sửa lần 1.

Hãy cảmơn bài viết của Ặc-min bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

https://fama7.forumvi.com

Ặc-min
VIP CallBoy
Ặc-min

Nam
Tổng số bài gửi : 742
Age : 32
Đến từ : trên trời mới rớt xuống !
Điểm thưởng :

[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100 / 100100 / 100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Right_bar_bleue

Registration date : 07/08/2008

Năng Lượng
Năng Lượng:
[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100/100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Empty_bar_bleue  (100/100)

Bài gửiTiêu đề: Re: [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) I_icon_calendarThu Sep 04, 2008 1:44 pm

Tháng 12 mưa to gió lớn. Cây ngả trong rừng không có con đường đi. Con suối chảy lạc bậy bạ trong núi. Trời lạnh quá. Cái khố con trai, cái váy con gái rách nhiều rồi. Con trai phải lấy sợi mây buộc cái khố lại cho gió khỏi thổi mất. Con gái phải lấy sợi mây cột túm mấy chỗ váy rách lại, đi phải che tay trước tay sau. Con gái thương con trai, con trai thương con gái không dám gặp nhau, sợ cái khố, cái váy rách, mắc cỡ lắm. Không có cây kim, không biết lấy gì vá. Cây kim trước kia phải đi mua dưới Kinh, bây giờ đi không được nữa, không tìm đâu ra. Trời cứ mưa, cứ gió. Cái lạnh ở đâu đến, làm tím cả mặt mày. Con nít có khi lạnh quá thở không nổi, phải đốt lửa lên hơ. Núp thấy thương quá. Anh đi tìm bok Sung:

-Bok ơi, ngày trước, lâu rồi, lâu rồi, người Ba-na có áo quần không he?

-Có chớ.

-Lấy cái gì may được áo quần? Bok Sung nghĩ ghê lắm. Rồi bok đứng dậy, đi vô trong góc nhà, tìm mãi, lấy ra một đoạn dây thép bằng gang tay. Bok soi đoạn dây thép lên lửa.

-Người Ba-na ngày trước lấy cái này mài trên hòn đá cho nhọn một đầu, đục lỗ một đầu, xâu sợi chỉ qua may áo quần.

-Thế lấy cái gì đục được lỗ? Bok Sung lại lim dim con mắt suy nghĩ:

-Đục lỗ à... à... Bok lại đi tới bếp, đào tro lên, xới đi xới lại, sau cũng tìm ra được một cái dùi thật nhỏ.

-Nhưng Núp à, ngày xưa trong làng chỉ có một người biết làm cây kim thôi. Làm cái lỗ nó khó lắm. Người đó bây giờ chết rồi.

-Thế làm sao? Núp nghĩ mãi. Sau cùng. Núp nắm tay bok Sung, nói:

-Thôi cứ làm bok ạ.

-Ai làm?

-Tôi làm đấy. Làm thử mà. Ngày mai bok làm thử với tôi nhé. Bok Sung ngần ngừ:

-à... à... ừ, Núp làm thử, tôi cũng coi. Nhưng tôi nói: không dễ đâu, không dễ đâu.

Ngày sau, bok Sung và Núp cặm cụi đục suốt ngày. Khúc dây thép dài bằng sải tay, cứ đục hư miết, chỉ còn bằng ngón tay út. Nhưng đến chiều, làm được một cây kim. Cây kim của Núp chuyền tay tất cả phụ nữ trong làng. Mấy ngày sau, con gái thương con trai, con trai thương con gái, lại đi đào củ mài, bẻ rau chung với nhau, không sợ mắc cỡ nữa. Con nít có áo vá lành mặc, cái môi tím bây giờ đỏ lại... Nhưng đói, đói vẫn như đám mây đen to phủ kín núi rừng. Và Pháp đã đi dò, súng đã nổ dưới chân núi. Tháng giêng đói càng nặng hơn. Con người ta chỉ còn hai con mắt, phải leo lên núi cao lắm mới còn củ mài măng le, lá cây ăn được. Người mạnh đi được xa. Người yếu nằm chờ chết. Làng vắng tanh, chỉ có nắng với con bồ hong bay mãi. Thằng bé Ngứt, con anh On bị Pháp giết năm ngoái, mẹ nó cũng đau chết rồi. Bây giờ nó đói lắm, chân đi kiếm lá không nổi, nó nằm dài gặm cả cỏ xanh dưới đất như con trâu, con bò rồi nó mửa ra hết, xanh cả miệng. Nó muốn chết luôn rồi. Lũ làng thương nó quá nhưng không ai dám nuôi nó: nhà mình cũng đói, nuôi nó sao nổi. Bữa tối, chị Liêu đang ẵm con ngồi gục trong góc nhà, thấy anh Núp cõng thằng Ngứt về. Chị nhắm hai mắt lại cho nước mắt chảy xuống ròng ròng. Núp cười tái nhợt:

-Liêu nuôi con đó, tôi nuôi con này. Mai mốt tôi đi tìm củ mài cho nó ăn. Chị Liêu, mẹ Núp đều khóc, lắc đầu. Bà mẹ lụm cụm đi vác một bó củi. Vác về đến cửa, mẹ đặt xuống, ngồi lên trên, thở dài, nhìn Núp, nhăn:

-Mày có nuôi được Liêu với con mày khỏi chết không đã chớ...

Núp ngồi vuốt đi vuốt lại mấy sợi tóc trên trán Ngứt:

-Mẹ ạ, cha Ngứt bị Pháp giết, không để cho nó chết được đâu. Ngày sau ngày sau nữa, nghe làng Ta-lung cũng chạy Pháp ở bên kia sườn núi Chư-lây, bây giờ cũng đang đói, không biết làm chông, Núp lại bỏ đi tìm Ta-lung.

-Phải đi bày nó làm chông, không thì mai mốt Pháp đánh lên, nó thua phải về đầu mất. Có làng nó, có làng mình cùng đánh Pháp mới mạnh được. Khi Núp đi về, anh đứng miết trước cửa, không muốn vô nhà. Sao anh không nuôi được mẹ, không nuôi được Liêu, còn làm khổ mẹ, khổ Liêu thế này? Nhưng mẹ thấy rồi, mẹ kêu:

-Núp, về ăn rau... Núp ngồi nắm tay con rồi hỏi mẹ:

-Ngứt khá chưa? Bà già im lặng. Chị Liêu trả lời:

-Nó khá rồi, nó chịu ăn rau rồi. Thằng Ngứt nằm ngủ trong một góc nhà. Bà mẹ Núp lấy cái chăn của mình đắp cho nó. Còn bà già thì ngồi, hơ hai bàn tay xương lên ngọn lửa, lạnh quá, có khi lửa bén xém cả tay mà không biết. Hai con mắt bà già nhìn sửng cái gì trong lửa. Bà hỏi như nói một mình:

-Lũ Ta-lung, con nói nó chịu làm chông chưa?

-Nó chịu rồi, mẹ ạ. Đến khi đi ngủ, tự nhiên bà mẹ hỏi:

-Núp à, mấy bữa nay con có thấy thằng Lu không, nó có sống nổi không? Thằng Lu là con anh Nhinh, cũng bị Pháp giết một lần với cha thằng Ngứt. Núp đã nằm xuống rồi, anh trở dậy đến ngồi bên lửa, kể:

-Con đã nói bok Pa nhận nuôi nó rồi. Còn con Tuy con anh Công nữa, con cũng nói bok Sring nhận nuôi... Chưa bao giờ Núp thương mẹ hơn hôm nay.

* * *




Được sửa bởi Ặc-min ngày Thu Sep 04, 2008 1:59 pm; sửa lần 1.

Hãy cảmơn bài viết của Ặc-min bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

https://fama7.forumvi.com

Ặc-min
VIP CallBoy
Ặc-min

Nam
Tổng số bài gửi : 742
Age : 32
Đến từ : trên trời mới rớt xuống !
Điểm thưởng :

[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100 / 100100 / 100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Right_bar_bleue

Registration date : 07/08/2008

Năng Lượng
Năng Lượng:
[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100/100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Empty_bar_bleue  (100/100)

Bài gửiTiêu đề: Re: [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) I_icon_calendarThu Sep 04, 2008 1:44 pm

Giữa lúc đang đói nặng, Pháp đánh lên Bông-pra. Núp chia người mạnh đi lên núi cao tìm rau về cho người yếu, chỉ còn một chục thanh niên ở lại làng, Pháp tới bắn súng ở rẫy mới biết. Chỉ kịp dìu nhau chạy tán loạn vô trong rừng. Liêu và Núp ôm con trốn dưới suối. Khi Núp chạy không kịp cầm cái ná theo... Đến trưa, nghe tiếng nổ nữa, tưởng là tiếng súng. Mẹ con mai Liêu chạy vô hốc đá. Núp leo lên một hòn đá cao đứng coi. Tự nhiên. Núp nhảy xuống, nắm lấy cái rựa, không nói không rằng một tiếng, bỏ mẹ con mai Liêu đó nhảy phóc lên bờ suối, chạy về làng. Chị Liêu kêu:

-Pháp đang bắn đó, không có ná, đi đâu, anh Núp? Nhưng Núp đã chạy xa rồi. Liêu nước mắt ròng ròng cõng con leo lên bờ suối, ngó theo chồng. Khói đỏ bay lên mù mịt, tàn lửa loạn xạ trên trời:

-Pháp đốt làng Bông-pra mất rồi!

* * *

Chín mươi người, lại đi trong núi, thành một hàng dài. Gió đổ lá vàng khô xuống trên gùi của họ. Con chim pơ-rơ-tơk, con chim của quê hương, đất nước, núi rừng đó, sao nó cứ kêu mãi. Mày kêu gì mãi thế, con chim ơi! Lần này khổ lắm rồi nhé! Khổ hung rồi nhé! Lần này phải lấy cái tay mà chặt cái cây to làm rẫy rồi! Phải lấy cái ngón tay mà đào cái củ mài sâu dưới đất rồi! Phải lấy cái răng mà cắn miếng da con trâu rồi. Bụng tức thằng Pháp vô cùng. Bụng nó như lửa, nó ác lắm. Lần này nó tới đốt làng, nó không lấy gì cả, nó chỉ lục hết các nhà, lấy tất cả rìu, rựa, giáo mác. Riêng nhà anh Núp cũng mất mười chín cái rìu rựa. Nó biết người Ba-na quý cái sắt lắm; cái sắt này chỉ có xuống dưới Kinh mới mua được. Nó biết không có cái sắt, không sống được đâu. Lấy gì làm rẫy, lấy gì chặt con nai, con mang? Nó muốn cho người Ba-na chết hết!... Bok Pa đi đầu đoàn người tay cầm chông, lưng còng xuống. Bok mệt lắm, nhưng cứ hát, hát cho khỏi buồn cái miệng, cho khỏi nóng cái bụng quá. Bok hát theo điệu Pe trong Luai:

-Không phải đâu, thằng Pháp ơi! Mày lầm rồi! Mày lầm rồi! Mày lấy hết lúa của tao,. Mày lấy hết bắp của tao, Mày lấy hết cái sắt của tao, Mày muốn tao chết trước mày. Không phải đâu, thằng Pháp ơi! Mày lầm rồi! Mày lầm rồi! Coi thử tao chết trước hay mày chết trước nhé!...

Câu hát của bok Pa trầm trầm, thong thả, nhưng nó đốt lửa trong chín mươi tấm lòng, Núp cũng thấy hừng hực. Chín mươi người đi, lầm lì, leo đá, lội suối, người già cũng đi, con nít cũng đi, người có mang cũng đi. Con vắt cắn chảy máu, không cần. Con mòng chích đau, không kêu. Đi thôi, đi theo anh Núp... Thật ra buổi sáng nay, Núp lo vô cùng. Đói nặng, không có muối, áo quần rách cả rồi, không có cả rìu rựa nữa. Thằng Pháp đốt làng Bông-pra, kéo về rồi nó cho người theo nó lên nói với lũ làng Kông-hoa.

-Người Kông-hoa về theo Pháp hết, Pháp cho lại tất cả rìu rựa. Pháp còn cho thêm mỗi người một bát muối, một cái rựa nữa. Người Kông-hoa ngó lại mà coi: làng theo Pháp như Ba-lang, Kông-mi, Kônggi àng, Hà-ro đó... có làng nào đói không? Không, no hết cả. Năm nay Pháp làm đồn, làm đường xong hết rồi. Pháp không kêu đi xâu nữa đâu. Tại sao Kông-hoa cứ chạy mãi. Chạy mãi, rìu rựa đâu làm rẫy? †n cái gì? †n đá à? Hay là ăn hai bàn tay? Người Kông-hoa nghe, cúi đầu, suy nghĩ, không ai nói gì cả. Buổi sáng nay, Núp leo lên hòn đá cao giữa làng Bông-pra vừa cháy, nhìn chín mươi người đói xơ xác đang đứng quanh anh. Núp nói:

-Thằng Pháp đốt cái làng này rồi. Bây giờ nó biết chỗ mình ở rồi. Phải đi nữa thôi, phải lên trên núi Chư-lây cao nữa, tìm cái chỗ tốt hơn nữa, làm cái làng mới, làm cái rẫy tốt, làm nhiều bẫy đá hơn nữa, đánh Pháp chờ muối Bok Hồ... Pháp lấy gần hết rìu rựa của mình rồi. Tôi còn mấy cái, bok Pa còn mấy cái, bok Sring cũng còn mấy cái giấu được, lũ làng chúng mình chia nhau, mỗi người làm một bữa, cho nhau mượn cái rìu, cái rựa... Thiếu cái rìu rựa, đi lấy hòn đá đập cho nhọn, cho bén, chặt đỡ cũng được, lũ làng ạ... Mai mốt, đánh hơn Pháp, sẽ có rìu rựa của Bok Hồ, của người Kinh gởi cho... Chín mươi người đứng im lặng. Núp nhìn quanh, rồi hỏi:

-Ai đi theo với tôi, với bok Pa? Không ai trả lời Núp cả. Tất cả đều cúi xuống, rồi dần dần ngẩng lên nhìn Núp như muốn hỏi:

-Anh còn định dẫn chúng tôi đi đâu nữa? Chín mươi cặp mắt đói muối gần hai năm nay rồi, từ bữa cháy làng Bông-pra đến nay đêm nào cũng chui bờ rúc bụi không ngủ được, bây giờ trắng phờ, trắng dại ra, ngó không biết ngó đi đâu. Họ thở dài... Nhưng khi bok Pa lưng còng xuống, nắm tay Tun, hai cha con chậm rãi đi lên phía núi Chư-lây, vừa đi vừa hỏi:

-Bây giờ tôi đi trước đây. Ai đi theo Núp thì đi với tôi...

Thì từng người, từng người họ đi lại chỗ cái nhà mình vừa bị đốt cháy, ngồi xuống, hốt đầy một gùi tro tranh. Núp nhìn những bàn tay hốt tro đó: đầy một gùi tro này là có thể ăn thay muối được hai năm đấy. Núp nhớ anh Cầm dặn: mình là cán bộ, Bok Hồ giao cho mình đồng bào giao cho mình việc đó rồi, mình phải làm sao cho tròn... Lũ làng hốt tro xong, lặng lẽ, lần lượt đi theo bok Pa. Tảng đá lớn đứng ở đầu làng sừng sững nhìn từng người đi qua, như chào từng người, như đếm từng người: một... hai... ba... bốn... đủ cả chín mươi người. Họ đi lên núi Chư-lây, cheo leo hơn nữa, cực khổ hơn nữa... "Không phải đâu, thằng Pháp ơi! Mày lầm rồi, mày lầm rồi, Coi thử tao chết trước hay mày chết trước nhé!..."

Núp cũng cất tiếng hát. Mười mấy năm về trước, chị Liêu rất thích nghe tiếng hát của người thanh niên ngồi tẩn mẩn, tần mần hàng nửa tháng trời vót cái "chum" tặng cho chị. Nó thanh thoát, khoẻ mạnh như con chim phí vỗ cánh bay trong nắng buổi sáng sớm. Bây giờ thì khác rồi, tiếng hát vẫn còn khoẻ mạnh, nhưng nó rắn chắc hơn, đằm xuống hơn, chín chắn hơn, mà lại có vẻ thách thức kẻ thù:

“Coi thử tao chết trước hay mày chết trước nhé!"


Hãy cảmơn bài viết của Ặc-min bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

https://fama7.forumvi.com

Ặc-min
VIP CallBoy
Ặc-min

Nam
Tổng số bài gửi : 742
Age : 32
Đến từ : trên trời mới rớt xuống !
Điểm thưởng :

[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100 / 100100 / 100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Right_bar_bleue

Registration date : 07/08/2008

Năng Lượng
Năng Lượng:
[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100/100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Empty_bar_bleue  (100/100)

Bài gửiTiêu đề: Re: [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) I_icon_calendarThu Sep 04, 2008 1:44 pm



IV

-Anh Ghíp ơi, hòn đá chạy rồi đó à? Ghíp cười híp cả cặp mắt lồi:

-Không phải hòn đá nữa đâu, các chị à. Bây giờ tôi là cái gió rồi đấy. Đi đâu cũng đi trước mà, làm gì cũng làm trước mà. Làm lúa sớm đấy. Ghíp vừa đi vừa hát, hai chân cứ múa lên, mái tóc quăn phất phơ bay theo gió, anh ta đeo một cái đờn gông trước bụng, năm ngón tay búng lia búng lịa: tưng từng tưng, tứng từng tưng... Ai thấy Ghíp cũng cười. Năm nay Ghíp no rồi. Ghíp no được là nhờ làm lúa sớm đấy. Từ ngày bị mưa sớm tháng tư và đói nặng ở Bông-pra, Núp nghĩ miết: hàng trăm năm nay, đời ông, đời cha kể lại, rồi đến đời Núp nữa, bao nhiêu trận đói, có khi chết hàng trăm người, có khi quét sạch cả một làng, phần lớn đều do mưa sớm hư rẫy mà ra cả. Nhưng cũng từ đời ông, đời cha đến nay, người Ba-na không bao giờ dám làm rẫy sớm trước tháng ba, tháng tư. Làm rẫy sớm giàng không cho, giàng bắt phải chết hết. Thà chịu đói còn hơn trái ý giàng. Núp nằm đêm không ngủ được.

-Giàng, sao giàng ghét người Ba-na thế? Sao giàng không ghét thằng Pháp? Thằng Pháp ác lắm kia mà? Nghĩ mãi không ra. Một hôm Núp đi tìm bok Pa:

-Bok Pa, năm nay tôi muốn làm rẫy tháng giêng đấy. Bok Pa mở to mắt nhìn Núp từ đầu đến chân:

-Thật không?... Núp nói sao? ... ạ... Núp muốn giàng bắt chết à? Không được đâu, không được đâu! Giàng bắt Núp mất, ai coi chuyện đánh Pháp, Núp đừng làm bậy thế. Núp biết không xong rồi, Bok Pa là người khá nhất trong làng, nói cái gì cũng tốt. Bok không chịu thì không ai chịu nữa đâu. Năm nay đói nữa rồi! Trên trời mây cứ bay. Sao ông mây cứ mưa sớm tháng tư, ác thế. Đói nữa, đói nữa thì làm sao đánh được Pháp? Núp đốt lửa ngồi suốt đêm. Chị Liêu trằn trọc:

-Anh Núp không muốn đi ngủ à?

-Không đâu, đói nữa rồi, ngủ đi! Chị Liêu nhìn chồng không hiểu gì cả. Không biết nói sao, Liêu ôm con vào lòng, cũng không thể nào ngủ được. Núp khêu lửa lên. Tàn bay lả tả. Nhìn ra bên ngoài trời tối om. Mây cứ ùn lên, che kín tất cả các ông sao.

-Không được, không được! Liêu giật mình, hoảng hốt:

-Anh nói gì thế, anh Núp?... Anh nói với ai thế?

Núp không trả lời. Anh nói như ra lệnh cho vợ:

-Liêu ngủ đi. Sáng mai dậy sớm nấu cơm tôi ăn. Tôi đi chặt rẫy...

-Mới tháng giêng, anh... Núp gạt đi:

-Liêu đừng nói nữa, mai tôi đi đấy... Sáng hôm sau, Núp đi làm rẫy thật. Mẹ khóc, nhưng chị Liêu thì đi theo chồng. Gặp bok Pa, bok cười hỏi:

-Đi đâu đấy? Không đi săn con nai à? Tháng giêng đi săn con nai tốt lắm đấy. Lá vàng này, con nai thích đi ăn trong rừng nhiều lắm đấy. Núp dừng lại:

-Đi chặt cây làm rẫy thôi, bok Pa ạ. Không đi làm rẫy đói mãi, chắc có ngày cả Kông-hoa này kéo về theo Pháp hết thôi. Tôi đi làm trước, giàng có bắt, bắt tôi chết trước. Giàng cho sống thì sang năm cả làng làm rẫy sớm hết. Bok Pa về bàn với bok Sung:

-Núp dại quá, chưa biết giàng chi cả, chắc bok phải cúng giàng cho nó, không thì nó chết mất. Bok Sung lắc đầu, buồn rầu:

-Xin giàng cũng không cho đâu. Xưa nay không ai làm thế. Sao nó dại thế! Bok Pa ngồi yên mãi, rồi nước mắt từ từ lăn trên hai gò má nhăn nheo, hai giọt nước mắt, bok không muốn chùi nữa:

-Núp thương lũ làng quá nên nó làm bậy thế... Núp ơi, tiếc mày quá!

Cả làng ai cũng tiếc Núp. Chỉ có Ghíp, cái thằng bướng đó, xưa nay có biết sợ giàng là gì đâu. Anh Núp cho nó gạo ăn, một tay nó cầm rựa, một tay nó cầm cái kèn đi theo anh Núp làm rẫy tháng giêng! Nhưng Núp, Ghíp, Liêu, không ai chết cả. Năm đó mới cuối tháng ba, trời tệ quá, đổ mưa to lắm. Cả làng phải bỏ rẫy gần hết. Chỉ còn rẫy của Núp và Ghíp làm lúa sớm gặp mưa, tốt lắm, thu được hơn năm trăm gùi lúa *. Bữa cơm bữa cháo, cả làng ăn chung với Núp và Ghíp qua những ngày đói. Năm sau, Núp lại đi làm rẫy sớm. Bok Sung lại khóc.

-Giàng tha một lần, hai lần giàng không tha đâu. Nhưng bok phải khóc cho cả làng, vì ai nấy đều đi theo Núp, làm rẫy tháng giêng cả rồi! Năm nay làng no. Ghíp lại đánh đờn gông "tứng từng tưng, tứng từng tứng", và đi theo anh Núp miết. Mẹ Ghíp nói:

-Mày muốn làm cái đuôi anh Núp phải không? Ghíp cười:

-Thế mẹ không ưng no à?

-Sao lại không.

-œng no phải đi theo anh Núp, mẹ ạ. Làng no... Ngọn gió buổi chiều thổi qua các cây rừng, thổi từ dưới rẫy lên ngọn núi cao, có mang theo cái mùi thơm của lúa chín. Cái mùi thơm đó, con heo rừng biết được. Cái mũi nó nhúc nhích. Đã ba, bốn mùa nay rồi, con heo rừng không xuống rẫy làng Kông-hoa nữa. Lần cuối cùng nó xuống rẫy Kông-hoa, cách đây đã không biết mấy chục lần ông trăng sáng, nó không thấy có bóng người, cũng không nghe có tiếng đàn tơ-rưng nước! Nó chắc giống người Kông-hoa không còn nữa. Nó dùng hai cái nanh dài húc đổ một khoảng rào cao, nhảy vào trong rẫy. Nó tìm đi, tìm lại, nó "khịt! khịt!", nó chạy quanh: rẫy không có một hột lúa nào nữa... từ đó nó bỏ đi, hết rừng này qua rừng khác, nó đói. Nhưng bữa nay, nghe ngọn gió buổi chiều có hơi lúa thơm, nó đợi cho bóng tối từ trong các gốc cây to lan dần ra, trùm hết cả núi rừng, các ông sao trên trời cao sống dậy, nó lại mò xuống rẫy làng Kông-hoa... Ghíp biết trước năm nay được mùa thế nào con heo rừng cũng xuống ăn lúa. Ghíp nói với anh Núp:

-Phải làm đờn tơ-rưng nước đuổi con heo rừng, anh Núp ạ. Núp nói:

-Phải đấy, Ghíp có cái tay tốt, Ghíp làm nhé. Bày cho lũ thanh niên làm nữa. Làm cho nhiều cho vui thêm cái làng mình...




Được sửa bởi Ặc-min ngày Thu Sep 04, 2008 2:00 pm; sửa lần 1.

Hãy cảmơn bài viết của Ặc-min bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

https://fama7.forumvi.com

Ặc-min
VIP CallBoy
Ặc-min

Nam
Tổng số bài gửi : 742
Age : 32
Đến từ : trên trời mới rớt xuống !
Điểm thưởng :

[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100 / 100100 / 100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Right_bar_bleue

Registration date : 07/08/2008

Năng Lượng
Năng Lượng:
[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100/100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Empty_bar_bleue  (100/100)

Bài gửiTiêu đề: Re: [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) I_icon_calendarThu Sep 04, 2008 1:45 pm

Đờn tơ-rưng nước cũng giống như đờn tơ-rưng thường, làm bằng nhiều ống tre lồ ô, cái dài, cái ngắn, khoét móp đi rất khéo, cột với nhau bằng dây rừng. Làm xong cái đờn, đem cột trên một hòn đá ngoài suối. Đầu cái đờn cột vào một hòn đá giữa suối, đuôi cái đờn cũng cột vào một hòn đá giữa suối, ngay chỗ nước suối đổ đứng thẳng xuống. Tất cả các ống tre dài, ngắn nằm theo chiều nước. Nước từ trên đổ xuống bồng cái đờn lên, cái ống tre dài bị nước đánh kêu "ung!... ung..." Nước đổ xuống gặp hòn đá ở dưới, lại nhảy lên, đập vào các ống tre ngắn, kêu hay hơn tay người đánh đờn tơ-rưng. Nước đánh đờn tơ-rưng như thế suốt ngày đêm. Các con nước suối đều như Ghíp thế, đánh đờn không bao giờ biết mệt. Ghíp có khi bỏ ăn, ra ngồi bên suối, nghe con nước giỏi đánh đờn... Hễ có rẫy lúa chín là có đờn tơ-rưng nước. Con heo rừng sợ tiếng đờn đó. Suối nước vừa đánh đờn chơi, vừa giữ rẫy giùm cho mình. Ba, bốn mùa nay, lúa không mọc trên rẫy, con heo rừng không thèm đến, Ghíp đói, thanh niên đói cũng không đi coi cái đờn nữa. Nước bứt hết dây đờn, kéo mấy ống tre trôi lềnh bềnh về đến con sông Ba. Kông-hoa không có tiếng đờn tơ-rưng nữa... Nhưng mùa này... tối hôm đó, con heo rừng mò xuống núi Chư-lây, bốn chân nó đi không đạp gãy một ngọn cỏ. Nó rình mò. Đến đầu ngọn suối, nó bỗng dừng lại. Trong đêm núi rừng thanh vắng, hai tai nó vểnh lên: nó nghe có tiếng suối đánh đờn. Cặp mắt đỏ như lửa của nó tự nhiên dịu xuống, nó ngơ ngác. Tiếng đờn mỗi lúc một dồn dập, mỗi lúc một cao. Tự nhiên im bặt. Rồi lại nổi lên, trầm trầm. Rồi nhanh. Rồi giục giã. Con heo rừng hoảng hốt: không, giống người Kông-hoa không chết, giống người Kông-hoa còn sống, còn đánh cái đờn giữ cái rẫy suốt đêm ngày, không cho nó vào phá cái rào ăn hột lúa chín. Nó quay lại, cặp mắt nó đột ngột xanh lè, nó phóc một cái, ù té chạy lên núi cao. Nó sợ người... Con heo rừng đói bỏ chạy trong đêm đó gặp Ghíp giữa đường. Ghíp đang theo anh Núp vô núi tìm trái lôpang. Trái lôpang trong núi nhiều như cỏ, thế mà lâu nay không ai biết. Anh Núp thấy người Kông-hoa ăn tro tranh lâu quá, người cứ teo lại.

Anh đi mãi trong núi tìm thử có thứ gì ăn khá hơn không. Gặp lá gì cũng ăn thử. Có lần ăn trúng lá độc, mửa gần chết. Chị Liêu ôm đầu chồng, đổ nước cháo, khóc mãi. Tỉnh dậy, ít bữa, Núp lại đi tìm nữa. Sau cùng tìm được trái lôpang, ăn hơi mặn, chan chát, đỡ hơn tro tranh nhiều. Núp tìm cây lôpang về nuôi ở rẫy. Nó lớn lên, leo lên cột nhà rẫy. Buổi sáng nào đi ra rẫy, Núp cũng tới đứng xem nó lớn, múc nước suối mát đổ vào gốc cho nó uống. Bụng anh vui sướng quá! Trái lôpang, có nó làng vui hơn nhiều lắm. Có khi tưởng ăn còn ngon hơn muối... Ghíp lại theo anh Núp đi đánh giặc, một lần ở Lanh-lanh, một lần ở Xê-nga. Lần thứ nhất thanh niên giết được mười lăm thằng bằng ná và bẫy đá. Nhưng làng Lanh-lanh ở cao quá, xa rẫy quá, phải bỏ làng chạy tới núi Xê-nga. Lần thứ hai ở Xê-nga, Pháp thấy bù nhìn rơm của Núp làm tưởng người thật, nó "văn-xê" lên bắt, bị trúng chông chết tám đứa nữa. Nhưng Xê-nga đất cũng xấu quá. Lũ làng lại muốn đi chỗ khác nữa rồi. Con chim pơ-rơ-tơk lại kêu. Nghe tiếng nó, nhớ con suối Kông-hoa 159 160 hiền lành chảy quanh co dưới chân núi, nhớ cái đất ở đó màu mỡ quá, nắm lên một nắm, bỏ xuống còn dính trong tay; nhớ bóng mát của cây xoài có con chim mẹ đút mồi cho chim con ăn buổi sáng. Trong bụng nảy lên ý muốn: đi về dưới đó. Núp ra đứng ở đầu làng, nghe gió từ dưới chân núi thổi lên. Anh cũng muốn đi về dưới đó. Bây giờ đi về được rồi. Biết làm nhiều chông rồi, chông ngắn chông dài, chông trên cây, "chông mưa", biết làm mang cung bắn một lượt năm phát, biết làm bẫy đá không cần người giật, biết làm cả nhà giấu lúa, giấu người già, yếu. Bây giờ cần đất tốt hơn, ăn no hơn. Núp hỏi bok Pa, rồi hỏi lũ làng. Bằng lòng cả. Ba năm lên núi cao, bây giờ chín mươi người Kông-hoa lại kéo trở xuống, về trên mảnh đất ông bà, làm lại làng, đánh giặc ngay ở đấy. Pháp đẩy Kông-hoa lên núi, Kông-hoa không chết trên đó. Bây giờ Kông-hoa trở về, đã mạnh hơn trước nhiều.

* * *

Bàn tay bà cụ già nắm cái rựa cùn đẩy đi đẩy lại trên thanh tre lồ ô, chậm rãi, kiên nhẫn, lầm lì. Ngoài trời gió và mưa lất phất. Và đói muối, và giặc Pháp nữa luôn luôn uy hiếp. Nhưng nhất định, chắc chắn không có gì có thể ngăn cản nổi bàn tay già này chậm rãi, vót miết thanh tre lồ ô này thành cây chông nhọn được... Những cây chông chuốt sạch xong rồi, bà cụ xếp lại thành một đống bên chân. Bà cụ đặt thêm một cây vừa vót xong nữa vào đống chông đó, lấy bàn tay già vỗ vỗ lại cho đều, thở dài, rồi tay trái sờ soạng dưới sàn nhà, lấy lên một thanh tre lồ ô nữa, tay phải nắm chặt cái rựa cùn, lại kiên nhẫn đẩy đi, đẩy lại. Cây chông thứ bao nhiêu rồi, không còn nhớ nữa... Cái rựa cùn kì kà kì kèo như là mài trên miếng lồ ô. Mỗi khi bà cụ dừng lại, gian nhà im lặng, thì ở nhà bên cạnh, ở nhà bên cạnh nữa, vang lại cùng một thứ tiếng kì kà kì kèo nhẫn nại, âm thầm, chắc chắn đó. Nghe lời Núp, đêm nay cả làng ngồi vót chông. ạng già, bà già, trẻ con đều vót chông. Nửa đêm, Tun dẫn Ghíp và Xíp, vào từng nhà, thu tất cả chông đã vót xong, mang ra một gốc cây giữa rừng. Mưa đã tạnh. ở gốc cây có một cái hũ đậy kín. Tun đứng đấy hồi lâu, nghe ngóng hướng gió thật kỹ rồi ba anh em ngồi về phía đầu gió, Tun giở nắp hũ ra. Trong ánh sáng mờ mờ, ba người lấy từng cây chông, cẩn thận đút vào trong hũ, nhúng vào nước mủ cây tang-nang. Những cây chông tẩm thuốc độc xong, Tun bỏ cả vào gùi, cẩn thận lắm. Anh Núp dặn đi dặn lại mãi. Anh chỉ vẽ cho Tun từ cách ngồi tránh hướng gió, cách cầm cây chông thế nào để tránh thuốc độc. Chỉ cần hơi mủ tang-nang tạt vào mặt là đã sưng cả mặt lên ít ngày rồi chết. Già làng ngăn mãi nhiều lần không được, anh Núp tức Pháp lắm, liều chết lắm, mới đi vô rừng lấy được mủ cây tang-nang về đây...

Con gà khuya ngủ dậy nhớ mặt trời nó kêu: ò ó o! Nhưng mặt trời còn ngủ mê lắm. Đêm còn tối om. Ba anh em đi về. Tun đi đầu. Năm nay Tun đã lớn rồi: từ khi đẻ nó ra đến nay, bok Pa tính đã làm được mười sáu cái rẫy*. Nó nhanh nhẹn, tay chân rất khoẻ, cái cằm giống cha, hơi vuông, rắn rỏi. Nó đi theo anh Núp miết... Ghíp đi sau cùng, trong bụng buồn lắm. Vụ này do Ghíp mà gây ra cả. Từ khi làng trở về Kông-hoa, đánh hơn Pháp hai lần, làm ăn no, Pháp không lấy được lúa, không bắt được con heo, con trâu. Thanh niên chủ quan, không lo Pháp nữa. Nhất là Ghíp. Ghíp hay nói:

-Con cọp trong rừng đánh nó chảy máu bốn năm lần, nó cũng phải sợ. Thằng Pháp nhất định không dám tới Kông-hoa nữa đâu. Có bữa đang nói bô bô như thế, thoáng thấy anh Núp tới, Ghíp hoảng, bỏ đi. Nhưng anh Núp đi rồi, Ghíp lại khoa tay, múa chân nói như cũ. Cho đến cách đây mười ngày, Ghíp dẫn năm thanh niên đi gác. Ghíp cũng nói:

-Con cọp ở trong rừng đánh nó chảy máu bốn, năm lần...

Rồi dẫn cả năm người lên núi hái trái thiên tuế về nấu ăn. Không ngờ Pháp tới. Nó không dám vô làng, chỉ đi phá rẫy, bị trúng chông cũng nhiều, nhưng nó bắt được tám người: bà Hu mẹ Ghíp, chị Lã em vợ Núp, anh Dinh, anh An và bốn người già. Nó dẫn về đồn đánh nhiều lắm, bỏ tù, rồi kêu Kông-hoa về đầu hàng không thì nó giết cả tám. Lũ làng đòi về đầu Pháp để cứu tám người. Núp nói thế nào cũng không được. Sau cùng, phải để cho sáu bếp ba mươi người già, yếu, con nít, phụ nữ đi. Pháp bắt làm nhà ở chung với làng Hà-ro, rào dây thép gai bốn phía, cho lính của nó gác. Bây giờ Ghíp đi trong đêm tối, phần nhớ mẹ, phần buồn vì lỗi của mình, hai con mắt đỏ ngầu. Mẹ ơi làm sao cứu mẹ ra? Mẹ có khóc không? Mẹ bây giờ ở chỗ nào rồi?

-Thôi mai mốt tôi không đi hái trái thiên tuế nữa đâu. Tôi đập bể cái đờn gông, tôi bứt dây cái đờn kơ-xi rồi. Mai mốt tôi đi gác miết, không cho Pháp tới làng nữa đâu... Nhưng bây giờ mẹ ở trong đồn Pháp rồi, ba mươi tám người Kông-hoa ở trong đồn Pháp rồi. Ghíp muốn khóc quá, nhưng cứ nhớ con mắt anh Núp nhìn thì không dám khóc. Anh Núp không nói gì Ghíp cả. Sau bữa đó, anh nói chung với tất cả lũ thanh niên:

-Khi đánh giặc, họp tất cả lũ làng lại, lũ làng tin anh em thanh niên, lũ làng mới chịu đánh giặc. Anh em thanh niên hứa với lũ làng sao? Bây giờ làm sao? Tất cả thanh niên cúi đầu xuống không nói gì. Ghíp tránh anh Núp mãi, không dám gặp mặt. Nhưng Núp lại đi tìm Ghíp. Anh không ngủ, con mắt đỏ kè. Anh nói:

-Đêm nay Ghíp đi với Tun, làm như Tun.

Như mấy bữa trước mà nói thế thì Ghíp đã đỏ lỗ tai lên rồi:

“Sao lại đi theo Tun? Lớn thế này, đi theo con nít à?" Hôm nay Ghíp im lặng, chỉ nói:

-Anh Núp, tôi có lỗi... Nhưng Núp đã gạt:

-Thôi, thôi... tôi đi ngay đây mà.

-Anh đi đâu?

-Đi tới đồn Hà-ro.

-Anh... Nhưng Núp đã đi rồi. Sao anh Núp lại đi tới đồn Hà-ro? Giàng ơi, Pháp bắt anh Núp nữa thì Ghíp có tội vô cùng.




Được sửa bởi Ặc-min ngày Thu Sep 04, 2008 2:02 pm; sửa lần 2.

Hãy cảmơn bài viết của Ặc-min bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

https://fama7.forumvi.com

Ặc-min
VIP CallBoy
Ặc-min

Nam
Tổng số bài gửi : 742
Age : 32
Đến từ : trên trời mới rớt xuống !
Điểm thưởng :

[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100 / 100100 / 100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Right_bar_bleue

Registration date : 07/08/2008

Năng Lượng
Năng Lượng:
[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100/100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Empty_bar_bleue  (100/100)

Bài gửiTiêu đề: Re: [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) I_icon_calendarThu Sep 04, 2008 1:45 pm

Buổi chiều ba mươi người Kông-hoa bỏ đi về Hà-ro chịu sống tập trung với Pháp, Núp đứng ở đầu làng nhìn theo cho đến sẩm tối, không nói được một tiếng nào. Tối bữa đó, lần đầu tiên chị Liêu để ý thấy những nếp nhăn trên trán chồng. Chị ngồi vò đầu con, thằng Hờ Ru vân vê cái khố của nó. Sáng hôm sau, Núp dậy thật sớm, cầm ná ra đi. Bok Pa hỏi:

-Đi đâu? Núp nói:

-Mình cán bộ, đồng bào đi một bước mình cũng phải đi theo, bok ạ. Tôi nghĩ đêm khi hôm nhiều rồi. Tôi phải đi tới làng Hà-ro tìm cách lấy cho được lũ làng về. Tôi khoẻ, đi xa được. Bok già, bok ở lại coi lũ làng... Từ Kông-hoa đi Hà-ro một ngày đường. Tới Hà-ro Núp phải trốn ngoài núi. Thằng lính Pháp lâu lâu nó đi ra, đứng ngó, rồi đi vô đồn. Núp muốn nhảy tới, đánh chết nó. Nhưng thôi.

-Tao lấy hết được ba mươi tám người về rồi tao mới bắn mày.

Đêm xuống. Phải ngủ trong rừng. Đêm trong rừng có trăm, nghìn con mắt sáng ở dưới đất, ở trên cây. Nó nhìn Núp. Núp biết đó là những cái lá khô ban đêm nó thức dậy nhìn trời. Bok Sung nói thế. Nhưng có lúc, nhìn kỹ ngó như mắt con cọp. Lạnh từ ngôi sao trên trời chạy vô lỗ tai, rồi chạy ra sau lưng. Núp lùi lại sau một gốc cây to, đề phòng con cọp nhảy tới thì bắn ngay một phát. Nhưng con cọp nhìn mãi, đứng yên một chỗ. Một ngọn gió đi qua. Mắt cọp liếc qua liếc lại... Không phải con cọp, cái lá khô đấy thôi! Nhưng khuya, có con cọp thiệt. Nó tanh quá. Núp lạnh cả mình. Thoáng một cái, Núp nghĩ tới khi nhỏ, một lần thấy người bị cọp vồ. Định chạy, nhưng chạy thì chết ngay. Bây giờ Núp không thể chết được. Trong người Núp tự nhiên dần dần nóng ran lên. Nhất định không chết. Núp ngồi im, nín thở. Con cọp chưa biết mình đâu... Tiếng lá sột soạt, sột soạt. Một cành cây khô gãy kêu "rắc". Mùi tanh bớt đi. Lâu lắm. Con cọp đi chưa? Núp cúi xuống, lượm một hòn đá ném thử vào trong đêm. Không có tiếng động gì trả lời: con cọp đi rồi... Suốt đêm, đầu óc cứ phải căng thẳng, sẵn sàng chống lại bao nhiêu nguy hiểm có thể tới bất cứ lúc nào. Đến khi mệt quá gục xuống gốc cây, ngủ thiếp đi thì sao bắt đầu tắt từng cái một, gió lạnh buốt buổi sáng quấn quýt các gốc cây, xào xạc trong đám tranh. Trời hửng sáng. Mừng quá. Buổi sáng người Thượng du thường đi ra núi. Thế nào cũng gặp người làng. Nhưng chờ mãi, vẫn không thấy. Đói quá, phải nhổ rau ăn. Trưa, Núp mò vào sát làng Hà-ro, nằm trong bụi. Cả làng im lặng. Hàng chục mái tranh say nắng đứng sững. Không thấy một người. Đến chiều đành phải ra núi ngủ một đêm nữa. Ngày thứ hai có một người trong làng đi ra rẫy. Núp ngồi trong bụi, nhìn rõ mặt, không phải người Kông-hoa.

Đúng là người Hà-ro rồi. Năm năm nay, lần đầu tiên Núp thấy một người ở trong làng tập trung của Pháp. Người này còn trẻ, mặc khố rách, áo cũng rách, cổ đeo cái gì xanh xanh đỏ đỏ, nước da vàng tái, mắt nhìn xuống. Đi ở với Pháp năm năm, chỉ được cái đeo trên cổ, còn áo quần, con người thì như thế đó. Núp định ra chặn lại hỏi. Nhưng... có được không?... Nó có bắt mình nộp cho Pháp không?... Chắc không đâu, Pháp làm nó khổ thế này, bụng nó chắc không thương Pháp đâu. Núp bước ra. Người Hà-ro giật mình quay lại nhìn Núp từ đầu đến chân, rồi quay gót, định chạy. Núp nói:

-Đừng chạy, tôi đây... người Kông-hoa mà... ở trên núi mới xuống, định gặp anh...

Không ngờ người thanh niên nghe nói "Kông-hoa", mặt tái mét, nhìn Núp sừng sững, lẩm bẩm:

-ở trên núi xuống à?...

Thấy cái ná của Núp. Cặp mắt hoảng hốt. Anh vụt chạy. Nguy rồi! Nó chạy về báo làng thì lộ hết. Núp phóc theo, cố sức đuổi. Hai ngày không ăn cơm, hai chân đuối, bốn năm lần muốn ngã chúi, đâm đầu vào đá. Cây hai bên đường cứ như lao vào trước mặt. Núp không còn thấy gì nữa. Nhưng cứ cắn răng chạy. Tới một con suối nhỏ, loạng choạng thấy cái áo của người thanh niên Hà-ro vụt qua, Núp nhảy ào xuống, chụp một cái, và nắm được cái khố.

-Tại sao chạy? Tại sao chạy? Hai người đều thở, hổn hển, không ai nghe thấy tiếng của ai. Một hồi lâu, bớt ù tai, bớt hoa mắt, Núp mới thấy rõ người thanh niên nhìn Núp, van lơn, nói bấp búng trong miệng:

-Anh... anh đừng giết tôi... Pháp nó bắt tôi dẫn nó đi... cái bụng tôi có muốn đâu... anh... anh đừng giết... Núp hiểu rồi. Một lằn gân tím nổi lên gần bên thái dương. Núp nắm chặt cổ tay anh thanh niên Hà-ro, nghẹn lên đến cổ:

-Thằng Pháp, mày ác đến thế đấy. Mày bắt người Hà-ro dẫn đường cho mày đi đánh làng Kông-hoa, rồi mày nói với người Hà-ro rằng người Kông-hoa thù người Hà-ro lắm, ghét người Hà-ro theo Pháp, muốn giết chết người Hà-ro ngay. Năm ngoái đã một lần người Hà-ro muốn cầm giáo lên đánh người Kông-hoa, cũng do miệng mày xui cả. Bây giờ gặp người Kông-hoa người Hà-ro sợ hơn gặp mày. Sao miệng mày như con rắn độc xanh đầu thế? Núp phải nói đến chiều, anh thanh niên Hà-ro mới hết sợ. Anh hứa về nói với ông chủ tịch cũ làng Hà-ro sáng mai ra gặp Núp ở rẫy. Người Hà-ro đi rồi. Núp định trở về Kông-hoa nhưng sợ sáng mai trở lại không kịp, không gặp được ông chủ tịch nên phải ở lại một đêm nữa trong rừng. Nửa đêm, nghe con voi đi ăn cả một bầy. Nó nhổ cây răng rắc, nó kêu ghê quá. Đêm trước Núp leo lên cây, đêm nay không dám nữa, phải rúc vào một hốc đá. Hơi đá lạnh thấm tới đốt xương trong lưng, tới chỗ sâu nhất trong ruột. Núp đút hai chân vào trong lá khô, nằm suy nghĩ. Cách đây hơn ba năm, Núp đã một lần để cho năm người Kông-hoa về đầu Pháp ở đồn Hà-ro. Lần đó Pháp giết mất bốn người. Lần này Núp lại để cho ba mươi người Kông-hoa về đầu Pháp nữa ở đồn này. Nhưng lần này không phải liều như lần trước. Lần này, Núp nhất định không để cho một thanh niên nào đi, ba mươi người toàn người già, phụ nữ. Lần này Núp nhất định phải bám theo sát ba mươi người, tìm hết cách lấy cho được ba mươi người này, và cả tám người bị bắt trước nữa, lấy về hết cho làng Kông-hoa. Làm sao lấy? Núp cũng chưa biết rõ. Nhưng nhất định là phải lấy cho được...

Mong trời mau sáng nhưng sao đêm cứ dài. Gió thổi, rụng sương xuống lộp độp trên lá khô. Núp ngồi dậy, dựa lưng vào đá, đợi mãi. Nhưng cũng như hai đêm trước, khi trời rạng sáng thì Núp đã gục đầu lên đá ngủ thiếp đi. Một con chim bay sà xuống kêu lanh lảnh đánh thức Núp dậy. Mặt trời buổi sáng chói lọi... Gần trưa, gặp ông chủ tịch cũ làng Hà-ro, trước đây có quen Núp. Thấy Núp ông dừng lại, bước tới hai bước, ba bước, rồi oà lên khóc:

-Khổ lắm, Núp ạ... khổ lắm. Người Hà-ro không muốn ở đây nữa... Khổ lắm, sao Núp còn cho ba mươi người Kông-hoa về đây làm chi?... Núp cắn môi đến chảy máu, cố không khóc:

-Không phải tôi cho đâu, bok ạ... ba mươi người Kông-hoa hôm nay thế nào rồi, bok nói cho tôi biết. Tôi ở trên núi xuống đây, đường xa, đi hỏi tin đây... Hai người ngồi sau một lùm cây sim, ở một góc rẫy xa đường đi. Núp chống tay lên gò má, ngồi nghe ông già kể chuyện làng Hà-ro, kể chuyện ba mươi tám người Kông-hoa mới bị tập trung. Giọng nói của ông già trầm trầm, đứt quãng. Ngón chân cái của Núp đạp mãi một hòn sỏi, móng chân ấn mạnh vào hòn sỏi cứng, muốn bật ra, rớm máu, Núp vẫn không biết đau. Mặt Núp màu tro xám. Nước mắt chảy vòng quanh trên gò má.

-Bok!... Bok đừng kể nữa. Giọng nói của Núp run lên. Núp chùi nước mắt:

-Không, bok cứ kể nữa đi, tôi muốn nghe nữa, bok cứ nói đi.

ạng già lại chậm rãi kể nữa, kể mãi... Năm năm nay bây giờ Núp mới biết nỗi khổ của người Ba-na ở trong làng tập trung của Pháp rõ ràng như thế. Khi ở trên núi, nghe tin ở với Pháp có muối ăn, có áo mặc... Bây giờ thì rõ rồi. Có muối, có áo đúng. Nhưng ai có? Cả làng Hà-ro bốn trăm người, chỉ gia đình người chủ làng có. Còn lũ làng đông thì sao? Muối cũng không có ăn, áo cũng không có mặc, Pháp không cho đi ra khỏi làng tập trung. Buổi sáng, cái đồng hồ của Pháp kêu tám tiếng, Pháp mới mở cửa làng cho đi ra rẫy, buổi chiều, đồng hồ của Pháp kêu năm tiếng, phải về hết, đóng cửa lại. Như con heo, như con trâu. Quanh năm, bất cứ lúc nào cũng bị kêu đi xâu. Pháp bỏ lên xe, chở đi tới đồn điền của Pháp ở Pơ-le-cu, Biển-hồ, Đất-hoa. Đi một tháng, hai tháng về đau nằm xuống, cỏ ngoài rẫy cao hơn lúa, đói. Con gái trong làng, lính Pháp lấy gần hết. Đến khi thả về, đau quặt quẹo. Có người xé váy thắt cổ lên cây xoài trong làng, tự tử. Thanh niên Pháp bắt đi lính, đưa đi Ban-mêthuột, Kon-tum, Lâm-viên... Tháng trước nó nghi một người làng ra núi gặp "ông Minh", nó bắt về, đánh gần chết rồi chặt đứt một bàn tay. Nó nói:

-Đứt một bàn tay cho nhớ, đừng theo ông Minh nữa... ạng già không biết gì về tin tức ba mươi người Kông-hoa và tám người bị bắt. Chỉ thấy Pháp đang bắt làm nhà, ở chung với người Hà-ro. Pháp có cho một ít muối, nhưng không ai chịu lấy. Núp hỏi:

-Bây giờ tôi muốn gặp người Kông-hoa, bok có giúp tôi được không? ạng già suy nghĩ lâu lắm. Sau cùng ông nắm tay Núp, nói:

-Được đấy. Chiều nay, gặp chỗ rẫy này nhé... Suốt buổi trưa, Núp định tìm chỗ bóng cây kín ngủ một chút, nhưng không sao ngủ được. Núp lại bò vào sát làng Hà-ro. Nắng nổi màng màng trên làng xơ xác, nghèo nàn. Núp đứng dựa vào gốc cây, nhìn mãi. Nước mắt lại trào lên, nhoà hết hai con ngươi. Buổi chiều, Núp đợi chỗ xa hơn, trèo lên một cây cao nhìn xuống rẫy. Thấy một người đi ra, đứng ở rẫy, ngó quanh quất, kêu:

-Núp ơi! Núp ơi!... ơ... Núp đâu? Núp ơi!... Đúng là tiếng bà Hu rồi. Trong người Núp như lửa cháy. Núp tụt xuống cây, vỏ cây cà vào bụng, chảy máu ra mà không biết. Bà Hu ôm chặt lấy Núp.

-Thôi đừng khóc nữa, mí ạ... tôi muốn hỏi chuyện. Nhưng bà Hu đã hỏi trước:

-Thằng Ghíp đâu rồi. Nó có bị Pháp bắn không? Hôm Pháp bắt tôi, nó chạy đuổi Pháp mãi. Sao nó không đi với anh?

-Không đâu, không đâu, nó mạnh lắm, tốt lắm, nó ở nhà coi lũ thanh niên làm chông đấy...

Bà Hu kể cho Núp biết tám người bị bắt, Pháp mới thả hai người. Pháp bắt ba mươi người Kông-hoa làm nhà ở chung với người Hà-ro. Nó phát gạo, muối. Người Kông-hoa lắc đầu, không lấy. Chỉ muốn chạy về Kông-hoa thôi.

-Còn Lã... Bà Hu lại oà lên khóc nữa:

-Chị Lã bị Pháp hiếp, bây giờ nó còn giam trong đồn. Núp đứng im rất lâu, nghẹn trong cổ không nói được gì cả. Bà Hu ngồi xuống một hòn đá:

-Anh Núp ơi, muốn đi về ngay thôi, không ai muốn ở đây nữa hết. Mai mốt chắc thế nào cũng phải trốn đi. ở trên núi không có muối ăn cũng chịu được. ở đây... như Lã đấy... Núp đứng một bên, đặt tay lên vai bà mẹ già. Núp nói chậm rãi:

-Chưa được, mí ạ. Bây giờ phải nói lũ làng cứ làm nhà, cứ lấy muối, lấy gạo của Pháp ăn đi. Để cho nó không biết gì cả. Khoan chạy đã. Khi nào chạy được tôi sẽ xuống dẫn chạy.

Đêm đó Núp trở về Kông-hoa, hẹn sáng ngày kia gặp nữa. Núp đi một đêm. Có khi nghe con cọp đuổi con mang chạy trong rừng. Nhưng Núp quên cả sợ, hai chân không biết mỏi, đi thật nhanh, thật nhanh. Núp nghĩ ra rồi. Phải nói ba mươi người kiên nhẫn chịu ở với Pháp ít lâu nữa. Pháp sẽ thả hết tám người. Núp sẽ tổ chức chạy hết... ý nghĩ dồn dập tới trong đầu. Pháp đuổi theo thì sao?... Phải đánh, phải cắm chông...

Về tới làng vừa sáng. Núp đi tìm bok Pa, bok Sung, Xíp ngay họp nhau bàn suốt buổi mai. Núp nói:

-Bây giờ tôi giao làng lại cho bok Pa, bok Sung coi giùm. Phải nói lũ làng làm cho thật nhiều chông, chông thuốc độc nữa, chuẩn bị kỹ. Còn tôi phải xuống ở sát làng Hà-ro nữa. Miệng Pháp còn nói nhiều cái độc lắm. Tôi phải ở đó ngày nào cũng bày cho lũ làng chống lại Pháp mới được. ... Chị Liêu chỉ kịp đổ vào gùi cho Núp năm bát bắp khô, một ít tro tranh và trái lô-pang, rồi ra đứng trên ngưỡng cửa nhìn theo chồng đi khuất vào trong lá cây xanh. Anh Núp đi quên nói cho Liêu biết bao giờ thì tỉa lúa được. Thôi, bữa nay chị tự đi hỏi bok Pa lấy thôi. Chị nói với mẹ:

-Con đi ra rẫy, mẹ ạ. Bà mẹ ái ngại:

-Con không đợi Núp về à?

-Thôi, anh Núp còn đi lo việc đất nước nhiều, con đi làm trước cũng được... Núp trở lại Hà-ro. Lần này bà Hu ra dẫn thêm chị Lã nữa, Pháp đã thả Lã và ba người nữa rồi, chỉ còn bỏ tù hai người. Lã gục đầu vào gốc cây, khóc. Núp đặt một bàn tay lên tóc Lã. Năm nay Lã mới mười tám tuổi. Núp muốn nói với Lã nhiều, nhưng không hiểu sao không nói được gì cả. Núp chỉ nghẹn ngào:

-Mắt Lã đừng khóc nữa, Lã ạ... Thế nào cũng đi thoát khỏi chỗ này.

* * *


Hãy cảmơn bài viết của Ặc-min bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

https://fama7.forumvi.com

Ặc-min
VIP CallBoy
Ặc-min

Nam
Tổng số bài gửi : 742
Age : 32
Đến từ : trên trời mới rớt xuống !
Điểm thưởng :

[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100 / 100100 / 100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Right_bar_bleue

Registration date : 07/08/2008

Năng Lượng
Năng Lượng:
[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100/100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Empty_bar_bleue  (100/100)

Bài gửiTiêu đề: Re: [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) I_icon_calendarThu Sep 04, 2008 1:45 pm

Trong làng Hà-ro. Trời mưa lâm râm. Đêm tối đen và có gió. Sáu người Hà-ro ngồi quanh một bếp lửa than. Không dám thổi to ngọn lên. Pháp trên đồn cấm đốt lửa. Thấy lửa nó bắn chết ngay. Mới ban ngày nóng, ban đêm sao lạnh ghê người. Chị Lã quấn chăn tới cổ, ngồi khui tàn than mãi. ạng già Sring thở dài:

-Rẫy trên núi Chư-lây, người trên núi Chư-lây chắc quên người dưới này rồi. ạng già lại gục đầu xuống đầu gối, mái tóc bạc phơ. Lại thở dài nữa:

-Núi Chư-lây quên mình rồi... quên rồi... đúng đấy... nó nhớ mình làm gì nữa... Mình bỏ nó mình đi, bụng mình dại quá... Núp nó nói miết, bốn lần, năm lần không biết nghe... Đáng lắm rồi... Nó quên mình là phải đấy... Những người ngồi xung quanh im lặng như không ai biết nói cả. Nhưng rồi sụt sùi, sụt sùi, ai khóc thế? Cả sáu người ngẩng lên nhìn nhau. Sáu người đều khóc. Chị Lã muốn nói quá, cứ ức lên cổ. Nhưng, không biết có nên nói không?... Anh Núp không dặn phải giữ bí mật... Hay là anh Núp quên. Nói ra, có chuyện gì không? Không giữ được nữa rồi. Lã khơi đi khơi lại một hòn than, nhìn chăm chăm trong lửa, rồi vén tóc lên, chị nói:

-Núi Chư-lây, suối Kông-hoa không quên mình đâu lũ làng ạ... Tôi nói... Không quên mình đâu... Năm người đều quay lại nhìn Lã. Lã vẫn nói, như nói một mình:

-Không quên mình đâu... bây giờ đây... mưa này, gió này... vẫn ở ngoài rừng đấy... chờ mình đấy. Thương mình lắm. Năm người cùng hỏi:

-Ai?... Ai ở ngoài rừng?

-Người trên núi Chư-lây xuống.

-Ai? Sao Lã không nói?... Lã nói ai thế? Lã không giữ nổi nữa rồi. Chị oà lên khóc:

-Tôi nói... anh Núp đấy, lũ làng ạ... Từ bữa ba mươi người về đây, anh Núp đi theo miết, trốn ở ngoài rẫy ngoài rừng Hà-ro... hỏi tin mình, tìm cách cứu mình đấy.

-Lã gặp ở đâu? Lã kể hết câu chuyên gặp Núp, những lời Núp dặn. Rồi tất cả sáu người giụi hết lửa đi, ngồi nói chuyện rì rầm trong bóng tối. Tối đen, nhưng cả sáu người đều biết mắt người nào cũng giàn giụa nước mắt. ạng già Sring nói đi nói lại mãi:

-Lũ làng ạ, chúng ta có lỗi với Núp lắm... bây giờ phải nghe lời Núp dặn đấy... phải làm như bằng lòng ở với Pháp hết rồi đấy... mà không được nói với ai nữa cả. Pháp biết thì tôi... giết hết lũ làng. Mấy ngày sau Pháp thả luôn hai người Kông-hoa bị bỏ tù. Thằng Chu Rú, chánh tổng ở đồn Pháp, nói:

-Lũ ba mươi tám người này cũng như con chuột chạy tới cùng cây sào rồi, không đi đâu nữa mà lo.

* * *

Hai ngày hai đêm liền, tất cả người Kông-hoa còn lại ở làng đều làm chông. Bây giờ năm mươi người đã tập họp trước nhà rông. Bok Pa đứng lên nhìn quanh một lượt. Năm mươi người, năm mươi gùi, mỗi gùi bốn trăm cây chông thuốc độc. Bok Pa nói:

-Lũ làng đã nghe Núp nói chuyện người mình khổ ở làng Hà-ro đấy. Bây giờ phải đi cứu ba mươi tám người Kông-hoa về. Núp đi trước rồi. Mình phải đi cho mau tới nơi cho kịp, cắm chông cho giỏi đi thôi. Bok chỉ nói chừng đó, rồi quay lưng đi ngay, năm mươi người đi theo. Họ đi thành một hàng dài nên người đi sau không thấy người đi trước. Chỉ thấy cái đầu lơ thơ mấy sợi tóc bạc của ông già Pa đi đầu.

* * *

Trong bóng tối đen của làng Hà-ro có nhiều người đi đi lại lại, lăng xăng, rối rít lắm. Nhưng vẫn im lặng. Lâu lâu một người nào đánh rơi một cái nồi, một cái cuốc, kêu "keng"... Tất cả dừng lại, nín thở. Ba mươi mấy cặp mắt thao láo nhìn trong đêm tối. Trên đồn, thằng lính Pháp kéo cái súng lắc cắc, lắc cắc, hô "Ta-la!" Nhưng rồi, không có gì. Con chim ăn đêm không trông thấy vỗ cánh bay qua sát đầu. Người Hà-ro vẫn ngủ mê, chưa hay biết gì cả. Bà Hu, chị Lã dẫn Núp đi khắp làng. Tới đâu cũng có những tiếng hỏi thì thầm:

-Anh Núp đấy à... Giàng ơi, anh Núp! Anh không quên người Kông-hoa bao giờ, anh Núp ơi, bụng anh tốt quá. Rồi hai cánh tay ôm chầm lấy Núp. Và khóc. Núp gỡ hai cánh tay ra, nghe hơi thở, anh nhận ra được từng người: bok Sring, em Song, chị Hanh, chị Lê, chị Tung... Núp nói nhỏ:

-Thôi, đừng khóc nữa. Khóc người Hà-ro nghe thức dậy, Pháp biết thì lộ hết đấy... Tôi chưa tốt đâu, làm cán bộ để mất ba mươi tám người, tốt gì. Bây giờ phải im lặng, đi về được hết tới làng đủ cả ba mươi tám mới tốt... Mọi người đã mang gùi đứng cả ở sân làng. Núp đếm một lần: ba mươi tư người. Đếm lại, cũng ba mươi tư người. Lần thứ ba, vẫn ba mươi tư người.

-Còn bốn người, ở đâu? Trong bóng tối, lại xôn xao. Gọi nhau thật nhỏ:

-Song, mày có đó chưa?

-Hanh, mày có đó chưa?

-Lê. Đâu! Đâu! Đưa tay đây tao nắm thử nào... Đúng rồi, thiếu bốn người: bốn cha con bok ại. ạng già đó có bà con ở làng Hà-ro. Bây giờ không muốn về, sợ Pháp đuổi theo bắn chết. ạng già ngồi trong góc nhà với ba đứa con. Núp nói thì thầm:

-Bok ại, mai mốt bok có muốn đi đánh làng Kông-hoa không? Trong bếp còn một chút lửa than. Nó chiếu vào hai con mắt bok ại, hai con mắt như hai chấm lửa đỏ trong bóng tối.

-Núp nói gì? Núp bảo tôi muốn đi đánh người Kông-hoa. Ai nói với Núp thế. Tôi muốn giết chết người đó... Tôi đi đánh con tôi, cháu tôi à...

-Thế thì bok phải về đi thôi. Bok có nhớ mấy lần trước ai dẫn Pháp đi đánh làng Kông-hoa không? Người làng Hà-ro đấy. Có phải người làng Hà-ro muốn dẫn đi không? Không phải đâu, Pháp nó để cái súng sau lưng nên phải làm thế đấy. Bok là người làng Kông-hoa, biết đường, biết núi Kông-hoa, Pháp nó cũng để súng sau lưng, bok làm sao?... Một người con bok ại đứng dậy nói:

-Cha... anh Núp nói... con muốn đi... Tay bok ại nắm cái quai gùi, rồi thả ra, rồi nắm lại, rồi lại thả ra. Núp nhìn vào trong gùi: cuốc, xẻng, rìu, rựa, áo quần, đủ cả... Núp vừa bước xuống bậc thang cuối cùng thì trong nhà nghe cọt kẹt, cọt kẹt, rồi bok ại gọi:

-Anh Núp ơi... anh Núp... tôi đi đây... cả bốn người đây... Nhưng... Pháp nó đuổi theo không? Núp cười nhìn ông già:

-Bok đưa tôi mang bớt cái gùi này cho... Không sợ đâu, bok ạ, có bok Pa dẫn người làng đi cắm chông ngăn đường nó rồi. ...

Ba mươi tám người đã đi ra khỏi làng Hà-ro rồi. Hàng rào của Pháp, Núp đã cắt từ khi nào. Họ nhìn lên trời cao. Một cái ngôi sao ở xa lắm đang tụt dần xuống một đỉnh núi: đó là đỉnh núi Chư-lây. ở chân núi đó có con suối Kông-hoa, có tiếng con nít mới đẻ khóc oe oe. ở đó có làng Kông-hoa nghèo khổ, đốt đi làm lại không biết mấy lần rồi; nhưng cũng ở đó mới có vui, mới có tiếng đờn tơ-rưng của Ghíp, tiếng kèn đing-nam hoà lẫn với tiếng phụ nữ hát ở rẫy. ở đó người làng biết thương yêu nhau, đùm bọc nhau; ở đó có rẫy lúa chín do anh Núp bày làm trước mùa bây giờ tươi tốt không biết bao nhiêu. ở đó bây giờ kham khổ, nhưng nhất định rồi anh Cầm, bộ đội sẽ lên, sẽ sung sướng hơn bây giờ nhiều lắm. Năm năm chịu khổ đánh giặc. Kông-hoa mới được như vậy đó. Có đi sống tập trung gần một tháng ở Hà-ro, mới so sánh được như thế, mới thấy được như thế... Bok ại tự nhiên khóc. Muốn đi về Kông-hoa quá, đi mau lên, mau lên, mau cho tới con suối, cho tới cái làng. Dại quá, sao lúc nãy bok lại không muốn đi. Giàng ơi, nếu không có anh Núp nói thì bok không còn bao giờ được ăn trái xoài dưới gốc cây ở đầu làng Kông-hoa, cây xoài vẫn che bóng mát trên mái nhà của bok lâu nay...

Tảng sáng hôm sau, gặp năm mươi người của bok Pa dẫn ra đón. Mừng quá, chỉ biết ôm nhau, rồi thả ra, giục nhau:

-Thôi, đi mau lên, đi mau lên, về tới làng hãy nói chuyện... Bok Sring và Xíp dẫn lũ làng đi về trước. Bok Pa, Núp, Ghíp, một số thanh niên ở lại sau, cắm chông đầy tất cả các đường đi về làng Kông-hoa. Đến trưa, súng nổ, Pháp đuổi theo, sáu thằng bị chông. Chúng phải kéo nhau về... Làng Kông-hoa lại đủ mặt chín mươi người. Đêm nay Núp bàn với bok Pa phải chuyển làng lần nữa. Chống với Pháp còn lâu còn dài. Xíp hỏi:

-Đánh Pháp đến khi nào mới thôi? Núp nói:

-Đánh đến khi hơn Pháp, hết Pháp ở đất nước mình mới thôi. Đánh đời mình chưa xong, thì đánh đến đời con, đời cháu mình nữa.




Được sửa bởi Ặc-min ngày Thu Sep 04, 2008 2:03 pm; sửa lần 1.

Hãy cảmơn bài viết của Ặc-min bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

https://fama7.forumvi.com

Ặc-min
VIP CallBoy
Ặc-min

Nam
Tổng số bài gửi : 742
Age : 32
Đến từ : trên trời mới rớt xuống !
Điểm thưởng :

[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100 / 100100 / 100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Right_bar_bleue

Registration date : 07/08/2008

Năng Lượng
Năng Lượng:
[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Left_bar_bleue100/100[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) Empty_bar_bleue  (100/100)

Bài gửiTiêu đề: Re: [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) I_icon_calendarThu Sep 04, 2008 1:46 pm

I

ở chính giữa rẫy, một nhúm lửa đốt lên từ bao giờ cháy bập bùng suốt đêm, không bắt lan rộng ra mà cũng không tắt. Núp ngồi hơ hai bàn tay lên lửa đó. Đến năm nay, nhớ cho kỹ từ ngày cha mẹ sinh ra, Núp đã làm hơn ba mươi cái rẫy, tức là gần bốn mươi tuổi rồi. Nhưng chưa khi nào Núp gặp một mùa rẫy khó, khổ như thế này... Lửa vẫn cháy bập bùng. Núp nhìn hai bàn tay mình. Hai bàn tay đều bê bết máu, máu quyện với mủ cây, với đất, với mồ hôi đen xạm từng mảng. Bây giờ không còn thấy đau nữa. Hai cánh tay mỏi rã rời, đến nỗi không biết là tay của mình nữa, tay của mình như rụng đi từ khi nào rồi. Núp nhắm mắt lại. Anh thấy lửa cháy như trong một giấc mơ. Rồi hai lỗ tai tự nhiên nghe từ bốn phía trong rừng sâu và tối đen mù mịt vọng lại một thứ tiếng chan chát, đều đều, kiên nhẫn, như không bao giờ hết. Không phải tiếng chặt cây đâu. Tiếng rựa, tiếng rìu bổ vào gỗ nghe còn trong hơn sắc hơn. Tiếng này thì cành cạch tức tối. Tiếng gì thế? Hay là rừng đêm nó kêu như vậy?... Nhưng Núp mở mắt choàng dậy. Suýt nữa thì gục đầu vào trong lửa.

**

Anh nhìn lại hòn đá nhọn, to bằng cái đầu người để bên chân, vấy máu. Không, rừng khuya nó không kêu lên như thế đâu. Đó là tiếng lũ làng chặt cây bằng đá đấy... Cách đây hai năm, từ khi bỏ làng Bông-pra lên núi cao hơn nữa, trong chín mươi gùi của người Kông-hoa chỉ còn vẻn vẹn mười hai cái rựa, tám cái rìu. Với chừng ấy rìu rựa, người Kông-hoa đã chặt biết bao nhiêu cây để phá sáu mươi cái rẫy trong hai năm trời. Rìu rựa mòn dần. Chạy làng mấy lượt cũng làm mất hết một số. Bây giờ chỉ còn có sáu cái rựa, năm cái rìu, đã đem làm của chung cả làng. Lũ làng phải chuyền tay nhau luân phiên từ bếp nhà này qua bếp nhà khác mà chặt. Chặt ban ngày không kịp, phải chặt cả ban đêm. Suốt đêm, suốt ngày, rìu rựa không nghỉ một chút nào. Người này chưa thả xuống đất, người khác đã giật lấy. Cầm được trong tay là ra sức mà chặt, chặt lấy, chặt để. Rồi giành nhau, cãi nhau, đánh nhau. Mỗi lần như thế lại phải đi tìm Núp đến hoà giải. Ghíp cãi nhau với bok Srip, Hanh cãi nhau với Cung, bok ại đánh thằng Song. Chỉ có Tun là không giành rìu rựa, không cãi nhau, đánh nhau với ai. Một bữa, nó đi vào trong núi, tìm được một hòn đá bằng con gà mái, đầu nhọn. Nó bê tới rẫy, rồi cứ ôm cả hòn đá, quay cái đầu nhọn mà bửa vào gốc cây. Vỏ cây bể tung toé ra. Cây chảy máu ròng ròng, móp dần, móp dần vào. Tối nó bê hòn đá về nhà, ném kềnh ra giữa sàn, nằm lủi xuống, không ăn, không uống, không nói nữa. Hai bàn tay nó lúc đầu chảy máu, sau bầm tím, sưng vù lên. Nó cắn răng, nước mắt chảy ròng ròng, nhưng nó không kêu một tiếng nào. Lũ làng vẫn thường nói:

-Thằng bé đó... gan nó là gan con cóc tía... Ba ngày sau, hai tay hơi khá, nó lại bê hòn đá đi ra rẫy, chặt nữa, kỳ ngã cái cây to mới thôi. Gặp thanh niên, nó đạp một chân lên hòn đá, ngước mặt lên, hỏi:

-Các anh có muốn theo anh Núp không? Thanh niên không hiểu, hỏi lại:

-Tun nói gì thế? Nó nhìn thanh niên, mắt long lanh sáng, giống y như mắt cha nó:

-Muốn theo anh Núp phải cầm đá đi làm rẫy, rìu rựa phải để cho lũ người già. Thanh niên cười bỏ đi. Nhưng ít ngày sau, rẫy nào cũng bắt đầu chặt cây bằng đá. Chặt ngày, chặt đêm... Ban ngày Núp đi chặt cây ở rẫy mình. Ban đêm Núp đi chặt giúp rẫy cho người già, cho các bếp có người bị Pháp giết chết, có người góa, mồ côi. Đêm nay Núp chặt rẫy cho bà mẹ Thanh. Liêu đi chặt rẫy nhà thay Núp, Núp lắng tai nghe; phía suối Thi-om, phía rẫy của Núp, cũng vang một thứ tiếng đều đều, mỏi mệt, nhưng kéo dài kiên nhẫn. "Liêu chặt đến bây giờ vẫn chưa đi ngủ". Núp đứng thẳng dậy, nghe trong người dần dần nóng. Lũ làng chưa ai nghỉ cả, Liêu cũng chưa nghỉ, sao Núp lại nghỉ sớm thế này?... Nhưng lũ làng, Liêu ban ngày có chặt đâu, người chặt ban ngày thì ban đêm nghỉ, người chặt ban đêm thì ban ngày nghỉ... Không, Núp phải khác, Núp là cán bộ "phải làm nhiều, làm giỏi hơn và nói lũ làng làm theo". Đêm nay Núp phải ngả cho được cây này...

Núp lại ôm hòn đá, lấy hết sức bửa vào gốc cây, hai cái, ba cái... làm mãi, làm mãi, không nghỉ. Cho đến khi con gà thức giấc kêu ò ó o. Núp leo lên ngọn cây, cột một sợi dây rừng dài. Chờ mãi, được một cơn gió mạnh đi qua, Núp la to:

-Gió đẩy với tôi một tay nhé! Rồi ra sức kéo. Cây gãy răng rắc, đổ ào xuống, ngọn cây phủ trùm lên đầu Núp, Núp đứng thở. Hàng trăm hàng ngàn cái lá tròn như không biết bao nhiêu bàn tay vỗ lên vai, lên lưng Núp, và nói rì rào rất thân mật:

“Thôi, anh Núp về nghỉ đi, ngủ đi một chút. Trời sắp sáng rồi. Ngày mai còn đi làm rẫy nhà nữa chớ... Anh tốt lắm, anh Núp ạ..." Khi Núp về tới nhà, Liêu đã ngủ rồi. Núp không đốt lửa chỉ se sẽ đến nằm bên vợ. Anh ôm thằng Hờ Ru vào lòng. Rồi anh nắm tay Liêu. Bàn tay của Liêu nhám sì, máu khô quặn lại. Núp kéo tấm vỏ cây đắp cho Liêu. Từ một năm nay Liêu không còn áo quần mặc phải quấn vỏ cây. Còn một cái áo rách vá trăm miếng. Liêu mặc cho con rồi. Núp vuốt tóc trên mặt liêu. Máu ở tay anh làm ướt cả trán Liêu... Núp có ngủ gì được đâu. Anh nằm thao thức mãi. Anh nghĩ tới chín mươi người đi theo anh từ ba năm nay, trèo lên núi Chư-lây rồi trèo xuống núi Chư-lây, mặc áo rách rồi mặc vỏ cây. Từ khi xuống núi Chư-lây, tưởng ở được yên ổn hơn, nhưng sau vụ Hà-ro lại phải chạy nữa, hai lần nữa rồi... Chín mươi người trong đó có cả mẹ anh, Liêu và Hờ Ru... Ba năm chờ bộ đội Bok Hồ, chờ anh Cầm, dài không biết bao nhiêu. Hòn đá dưới suối Đất-hoa trước kia nhọn, bây giờ nước đã mài tròn cả đầu nó rồi. Chín mươi người vẫn lầm lì đi theo Núp. Họ lấy cái bàn tay chảy máu mà chặt cây, tỉa bắp, mà cắm chông, đánh Pháp. Có khi khổ quá, Núp sợ người làng không chịu nổi được nữa. Chính Núp cũng như người mất sức nhiều lắm rồi, loạng choạng, muốn gục xuống. Những lúc đó, Núp đi hỏi dò từng người, người khá nhất, người kém nhất, người vừa vừa trong làng. Có khi Núp hỏi Liêu. Không ai trả lời thẳng với Núp cả. Đến Liêu cũng thế. Nhưng tất cả chỉ lặng lẽ đi làm và một bữa trên rãy, khi lúa bắt đầu xanh, Núp nghe thấy tiếng lũ làng hát, tiếng Liêu hát. Những lúc đó, không có gì lay chuyển được Núp nữa. Núp vừa mừng vừa thương đến nghẹn ngào muốn khóc. Núp chặt một ngày gần hết một nửa rẫy, gấp đôi ngày thường. Núp nắm chặt bàn tay Liêu rất lâu:

-Liêu ạ, tôi thương lũ làng như thương Liêu, thương mẹ, thương Hờ Ru. Tôi cũng thương mẹ, thương Liêu, thương Hờ Ru như thương lũ làng...

Trong đêm, bỗng nghe văng vẳng rồi mỗi lúc một rõ, có tiếng đờn kơ-xí thứ đờn nhị réo rắt của Tây Nguyên. Tiếng đờn tình tứ, nhởn nhơ như cánh con bướm đó, Núp biết rõ là tiếng đờn của Ghíp. Đã ba năm nay, mùa xuân không có đờn Kơ-xí. Ba năm phải bứt hết dây đờn mài nhọn, đục lỗ làm kim may. Cho đến cách đây nửa tháng, Núp đi coi Pháp ở đường mười chín, thấy Pháp cột rất nhiều dây. Hỏi thăm lũ người trước đã bị Pháp bắt về Hà-ro, biết Pháp "a lô" vào dây đó, gọi nhau đi đánh mình. Núp ghét lắm, về dẫn năm thanh niên đi cắt năm gánh nặng, ném bốn gánh xuống hố, còn một gánh đem về làm kim. Ghíp thích quá, chạy theo Núp, xin một đoạn dài.

-Cho tôi làm cái đờn kơ-xi, anh Núp ạ. Núp cười:

-Lấy bao nhiêu cũng được. Làm cho nhiều đờn. Ai cũng có hết, cho vui cái làng Kông-hoa... Mùa xuân năm nay lại nghe tiếng đờn Kơ-xi của Ghíp, các chị cười, nói:

-Anh Ghíp kéo đờn, con nai, con mang trong rừng nó cũng ra nghe đó... Nghe tiếng đờn, không hiểu vì sao, trong bụng Núp nóng lên bừng bừng. Thương làng, thương Ghíp, thương Liêu... Núp quay sát vào Liêu, nước mắt của Núp chảy qua má Liêu, giàn giụa. Liêu vẫn thở đều. Giấc ngủ ngon như giấc ngủ trẻ con.

* * *


Hãy cảmơn bài viết của Ặc-min bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

https://fama7.forumvi.com

Sponsored content


Bài gửiTiêu đề: Re: [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) [Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2) I_icon_calendar


Hãy cảmơn bài viết của Sponsored content bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

Tiêuđề

[Tác phẩm] Đất nước đứng lên ( phần 2)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
.::Host up ảnh miểnphí: Clickhere! - Hướng dẩn sử dụng Diễn đàn:Clickhere!::.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
...:Fam [A7] ver.2:... :: -:¦:-Góc học tập [A7]-:¦:- :: [C]ác môn xã hội :: [V]ăn-